* Mỗi năm vi sinh vật sản xuất ra khoảng 80 triệu tấn phân bón hữu cơ trong khi thế giới sản xuất được chỉ khoảng từ 50-60 triệu tấn phân bón hóa học.

* Các nhà khoa học tính toán rằng, nếu con người vẫn giữ thói quen canh tác như hiện nay, khoảng 60 năm nữa thế giới sẽ không còn đủ đất để canh tác.

Con người khi thu hoạch nông sản cũng đồng nghĩa với việc lấy đi từ đất trồng các thành phần hữu cơ. Nhưng thay vì bù đắp lượng hữu cơ mang đi, con người lại dùng phân bón hóa học để bù vào.

Các chất hữu cơ con người đã sử dụng thì:…ở lại các hầm toilet, số khác ở trên các bãi rác, có khi lại ra sông về biển hoặc ở lại vĩnh viễn trong các hố chôn…

Hậu quả là:

Việc lạm dụng hoá chất (phân hoá học, thuốc BVTV…) trong canh tác khiến các vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt. Từ đó làm giảm quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, làm giảm độ mùn trong đất, khiến đất bạc màu và làm tăng độ nén chặt đất. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm thoái hoá, bạc màu đất, chai cứng đất.

Sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV, phân bón hóa học tràn lan khiến đất bị xói mòn, lớp mùn bị rửa trôi. Thuốc diệt cỏ khiến sinh vật đất mất chỗ sinh sống, là tác nhân mất cân bằng cơ học đất, sinh thái nông nghiệp. Dịch bệnh ngày càng khó khắc phục.

Vậy chúng ta làm được gì được không???

Được chứ, nhỏ và đơn giản thôi:

Trân trọng những điều mình đang có, dùng vừa đủ so với nhu cầu, lấy đi của thiên nhiên/hay ai đó bao nhiêu thì hãy trả lại bấy nhiêu, hoặc ít nhất là gần bằng, nếu nhiều hơn thì bạn là người rất đáng được trân trọng rồi.

 Vậy nhé, lấy vừa đủ!